Quần áo làm bằng vải lanh được ưa chuộng ở vùng có khí hậu nóng ẩm. Không giống như cotton, có xu hướng giữ ẩm trong một khoảng thời gian đáng kể, vải lanh khô nhanh, giúp giảm khả năng giữ nhiệt trong điều kiện quá ấm.
Trong bài viết dưới đây Đồng Phục Á Châu sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại vải đặc biệt này
I. Vải lanh là gì
Vải lanh (Fabric linen) là loại vải được làm từ các phần vỏ, xơ hoặc sợi của cây lanh – được trồng nhiều ở những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ, tương đối lạnh
Trang phục từ vải lanh rất đa dạng, đặc biệt đây là loại vải rất dễ hòa hợp với những mẫu thêu tay, vừa mang lại phong cách cổ điển, vừa mang lại một vẻ hiện đại khá đặc biệt.
II. Nguồn gốc của vải lanh
Các nhà khảo cổ học đã tình cờ phát hiện một mảnh vải lanh nhuộm tại một hang động sau đó được đem về kiểm tra, phân tích thì đánh giá loại vải có nguồn gốc cách đây khoảng 36 ngàn năm.
Tại Ai Cập, vải lanh bắt đầu được ghi chép lại lần đầu cách đây khoảng hơn 4000 năm. Bên cạnh đó, người ta phát hiện ra nhiều xác ướp được quấn vải lanh và vẫn giữ nguyên vẹn, điều đó chứng tỏ loại vải này vô cùng bền.
Đến thể kỷ thứ 12, con người đã phát hiện ra những ghi chép nói về việc giao dịch giữa người thương nhân Phoenicia và người dân ở Địa Trung Hải. Ngoài ra, họ cũng giới thiệu về việc trồng lanh và làm vải lanh ở Ireland có từ trước công nguyên.
Vào năm 1685 Louis – người dệt vải lanh đẹp và tốt nhất ở Cambrai đã đến quần đảo Anh và sau đó định cư tại Lisburn cách tầm 10 dặm để đến nơi sản xuất vải lanh nổi tiếng. Năm 1711, tại Ireland đã thành lập hội đồng quản trị các nhà sản xuất vải lanh.
Hiện nay, vải sợi lanh đã được sản xuất rộng rãi và phát triển sang thị trường Trung Quốc và Đông Âu, nhất là Mỹ có số lượng nhập khẩu lớn. Xét về chất lượng sợi lanh thì tại Bỉ, Ý, Pháp, Ấn Độ, Đức, Ba Lan… sẽ đạt chất lượng hơn.
III. Cách nhận biết vải lanh linen
Không khó để bạn có thể nhận biết được vải lanh. Bạn chỉ cần chạm tay lên bề mặt vải để kiểm tra. Nếu là lanh linen sẽ rất mịn màng, không có xơ vải. Đặc biệt sợi vải liên kết đều, vải không quá dày nhưng vô cùng chắc chắn. Khi thấm nước vải linen sẽ càng bền chắc hơn nữa. Nếu đưa tấm vải lên trước ánh sáng bạn có thể nhìn thấy rõ các sợi vải.
Một cách khác để nhận biết được vải lanh đó là hãy đốt thử một mẩu vải. Sợi vải lanh khi đốt lên sẽ cháy rất chậm, lửa không đượm vì sợi lanh rỗng. Mùi vải cháy giống như mùi giấy cháy. Phần tro vải sau khi đốt mềm mịn như tro của sợi bông.
Vải lanh không thích hợp dùng thuốc nhuộm nên thường được nhuộm bằng các chất tạo màu tự nhiên, có nguồn gốc thực vật. Màu sắc nguyên bản của lanh linen không phải màu trắng tinh mà là màu ngà, nâu vàng hoặc xám. Vải chủ yếu được nhuộm lên các gam màu trung tính như nâu, xanh, vàng be,…
Chất liệu lanh linen vô cùng thoáng mát và mềm mại nên được sử dụng phổ biến để may quần áo. Nhất là các loại quần áo mùa hè đều được ưu tiên may bằng vải linen. Chất vải thấm hút tốt và nhanh khô nên tiết kiệm được thời gian giặt sấy. Tính ứng dụng của linen rát phổ biến. Chắc chắn ai cũng đã có ít nhất một món đồ bằng vải linen trong tủ đồ của mình.
IV. Quy trình sản xuất vải lanh
Bước 1: Để có thể tạo ra được sợi lanh dài nhất, người ta sẽ cắt sát gốc cây hoặc nhổ toàn bổ cây. Thu hoạch xong thì thì hạt giống sẽ được đem đi tách ra bằng quá trình cơ học gọi là gợn sóng hoặc là sàng lọc.
Bước 2: Ngâm cây lanh: được xem là một quá trình sử dụng các loại vi khuẩn có ích để tự phân hủy Pectin làm cho các sợi có thể gắn kết giữa các sợi đảm bảo chất lượng vải bền chặt. Ngoài ra, có thể sử dụng hóa chất hoặc tự nhiên ở ngoài ruộng, trong bể.
Bước 3: Tiến hành đập, nghiền thân cây lanh đã ngâm. Ở công đoạn này, muốn loại bỏ các phần gỗ của thân cây thì sẽ đem chúng đi nghiền giữa hai con lăn bằng kim loại. Thông thường, người ta sẽ tiến hành đập, nghiền thân cây vào tháng 8 hoặc 12 của năm.
Bước 4: Xử lý bằng cách chải sợi lanh để tách những sợi ngắn để dành cho mục đích sử dụng khác và giữ lại những sợi có độ dai, mềm thích hợp.
Bước 5: Tiến hành dệt thành vải hoặc xe thành sợi: Sau khi các sợi lanh đã được tách ra và xử lý, chúng sẽ được đem đi xe thành sợi hoặc là đem dệt thành vải.
Bước 6: Tiến hành tẩy trắng, in hoa văn hoặc nhuộm màu theo nhu cầu dệt may.
V. Ưu và nhược điểm của vải lanh
Ưu điểm:
- Khả năng thấm hút khá tốt, đảm bảo tuổi thọ, không bị nấm mốc, thích hợp với mọi loại da.
- Vải lanh được làm chủ yếu từ cây lanh – có nguồn gốc tự nhiên, nên an toàn và thân thiện với môi trường
- Vải có độ bóng tự nhiên rất cao
- Giặt giũ cũng dễ dàng và tiết kiệm thời gian do vải lanh bền có thể giặt bằng máy hay tay đều được.
- Giá thành rẻ, đa dạng mẫu mã, màu sắc
Nhược điểm:
- Do nguồn gốc từ thiên nhiên nên khi ủi đồ nhiều hoặc bảo quản không tốt dễ rách quần áo.
- Dễ có nếp nhăn nếu bạn là tín đồ của thời trang thì chắc chắn rằng bạn sẽ phải là quần áo thường xuyên.
VI. Ứng dụng của vải lanh trong đời sống
Thiết kế nội thất:
Các sản phẩm: chăn ga gối, các loại rèm cửa, bọc sofa,… được làm từ vải lanh rất phổ biến. Chúng có thể đem đến cho căn nhà của bạn sự tinh tế, giản đơn nhưng vẫn cực thoải mái.
Vải lanh còn được sử dụng trong nhà bếp: khăn trải bàn, lót ghế,.. giúp cho căn bếp của bạn có sự ấm cúng, hạnh phúc hơn
Trong thời trang:
Ứng dụng lớn nhất của vải lanh chính là may quần áo. Những món đồ như váy đầm, áo quần hay những bộ đồ mặc nhà… Khi mặc vừa mang lại sự thoáng mát và mềm mại mà còn cực kỳ thoải mái. Nhờ ưu điểm vượt trội là thấm hút tốt, vải mát nên loại vải này rất được ưa chuộng trong ngành thời trang.
VII. Một số thông tin khác của vải lanh
Thời xa xưa, vải lanh thường dùng để làm sách là phổ biến, điển hình là sách cổ Liber Linteus.
Từ 2800 TCN, người ta đã dùng vải lanh làm trang phục chủ yếu là váy.
Ở Ai Cập vải lanh tượng trưng cho quyền quý, cao sang, tinh khiết, tốt đẹp và có độ bền bỉ nên dùng trong ướp xác ở đây. Khi ướt thì vải sẽ có độ bền bỉ cao hơn rất nhiều so với khi khô.
Trong chiến tranh thì vải lanh được chế tạo thành dây cung, áo giáp và làm lá chắn bởi người trung cổ. Với sự kết hợp hài hòa giữa 75% vải bông với 25 % vải lanh đã tạo ra tiền giấy để lưu thông.
Một số loại vải lanh này được dệt bằng cách quay tơ, vào thời Ai Cập cổ đại chất lượng rất tốt. Nhưng chúng vẫn khá thô so với vải lanh hiện đại
VIII. Tìm hiểu các loại vải khác trong ngành thời trang
Để hiểu về các chất liệu khác trong ngành may mặc quần áo và sản xuất. Đồng phục Á Châu đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu vải tại bảng sau:
Trên đây là một số thông tin về vải lanh mà Đồng Phục Á Châu tổng hợp. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc lựa chọn vải và quần áo phù hợp với bạn, công ty, doanh nghiệp tốt nhất nhé!
Follow: Đồng Phục Á Châu – Xưởng may áo & thiết kế đồng phục giá rẻ tại Hà Nội
Tel: 0966.759.226
Website: https://dongphucachau.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/1546845328951565?ref=embed_page
Email: Achau.uniform2016@gmail.com
Bài viết liên quan