0966.759.226

Vải Modal là gì? Chất liệu, ứng dụng của vải Modal trong đời sống

Vải Modal có nhiều ưu điểm đặc biệt, nó ngày càng trở nên phổ biến trong ngành thời trang. Chúng ta cùng Đồng Phục Á Châu tìm hiểu xem vải Modal là gì? Vải Modal có đặc tính và ứng dụng như thế nào trong đời sống.

1. Vải modal là gì?

Vải Modal (Modal Fabric) là một loại vải độc đáo với nhiều đặc tính nổi bật. Vải thường được gọi với cái tên Modal, hay còn được gọi là Rayon HWM (High Wet Modulus). Thành phần chính của vải là Xenlulo, được chiết xuất từ cây cỏ kết hợp với các thành phần tổng hợp khác. 

2. Lịch sử phát triển của vải Modal

Năm 1950, vải Modal được sản xuất đầu tiên tại Nhật Bản. Vải có đặc điểm gần giống với vải Rayon Viscose. Tuy nhiên, quá trình sản xuất vải Modal đã góp phần giảm đáng kể lượng thải, ưu điểm khiến Modal ngày càng được ưa chuộng.

Vải Modal không chỉ có đặc tính tương tự như Viscose mà còn nhẹ hơn, thoáng khí hơn.  Do đó, vải Modal đã bắt đầu có sự cạnh tranh với các loại vải như Lyocell – một loại vải tự nhiên khác.

Sự phát triển của cải Modal đã khiến việc sản xuất vải Viscose phải dừng một thời gian. Bởi những ưu điểm vượt trội và những đặc tính nổi bật của chất vải Modal. 

3. Quy trình sản xuất vải Modal

Quy trình sản xuất vải Modal luôn đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ thuật cao từ các chuyên gia nhằm đảm bảo chất lượng và tính ổn định của sản phẩm. Các bước sản xuất vải Modal gồm:

  • Thu hoạch và xử lý gỗ:

Bước đầu tiên là thu hoạch các cây gỗ sồi chất lượng cao. Sau đó, gỗ được nghiền nhỏ và xử lý bằng nhiệt. Đây là cách để phân tách thành phần cellulose, chủ yếu tác động lên phần lỏng và hơi sánh.

  • Phá vỡ cấu trúc liên kết: 

Chất lỏng cellulose sau khi lấy, chất lỏng được đưa qua quá trình phá vỡ cấu trúc liên kết dưới tác động của nhiệt độ cao. Cellulose sẽ dần chuyển sang dạng bùn để kéo sợi tiếp theo.

  • Dệt sợi:

Hỗn hợp bùn cellulose tiếp tục được đưa vào các lỗ khuôn để tiến hành dệt thành sợi. Quá trình này tạo ra các sợi cellulose mảnh, linh hoạt để tạo ra vải Modal.

  • Rửa và tẩy trắng: 

Sau khi dệt sợi, sợi cellulose được rửa sạch và tẩy trắng để loại bỏ các tạp chất và giúp cho bề mặt vải sáng. 

  • Hoàn thiện vải Modal

Cuối cùng, sợi được chuẩn bị sẵn sàng để dệt và tạo thành vải Modal hoàn thiện. Thành phẩm cuối cùng phải đảm bảo sự mềm mại, co giãn và khả năng hút ẩm.

4. Các loại vải Modal phổ biến

Với sự đa dạng, linh hoạt mà vải Modal có nhiều loại khác nhau đám ứng nhu cầu đa dạng của thị trường thời trang. Một số loại vải Modal phổ biến hiện nay gồm:

4.1 Vải Modal co giãn bốn chiều

  • Là loại loại được làm từ sợi xenlulo thu hoạch từ cây gỗ sồi ngắn ngày
  • Độ thủng và độ nén vừa phải nhưng độ giãn và bền tuyệt vời
  • Khả năng co giãn 4 chiều giúp tạo cảm giác thoải mái và linh hoạt.

4.2 Vải Modal Spandex

  • Kết hợp của sợi Modal và sợi Spandex với tỷ lệ 93-97 sợi Modal và 1-7 sợi Spandex
  • Khả năng thấm hút mồ hôi và co giãn tốt, thích hợp cho sản xuất đồ tập thể dục và thể thao, yoga

4.3 Vải Cotton Modal

  • Tỷ lệ hỗn hợp của vải Modal và cotton thường là 80-20 hoặc 70-30
  • Tính chất thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại, bền và giá thành hợp lý

4.4 Vải Modal 100%

  • Sử dụng nguyên liệu chính là sợi Modal nguyên sinh, không pha trộn với nguyên liệu khác
  • Bề mặt mịn, thấm hút mồ hôi tốt, độ bền màu cao

4.5 Vải Modal thun kẻ sọc 4 chiều

  • Độ co giãn và độ bền cao
  • Đa dạng màu sắc, đáp ứng mọi nhu cầu về thời trang

5. Ưu và nhược điểm của vải Modal

Ưu điểm của vải Modal

  1. Độ thoáng khí cao; Là lựa chọn lý tưởng cho các loại quần áo thể thao, trang phục mùa hè với độ thoáng khí cao, giúp người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  2. Độ co giãn tốt: Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc may mặc các sản phẩm ôm dáng.
  3. Sự mềm mại: Bề mặt vải mềm mại nên thích hợp cho việc sản xuất chăn ga gối đệm mang lại cảm giác êm ái.
  4. Khả năng thấm hút cao: So với cotton thì Modal thấm hút cao hơn, không bị bí bách trong những ngày nắng nóng.
  5. Độ bền cao: Mặc dù có độ co giãn và bề mặt mềm mại, nhưng vải Modal cũng có được dệt chặt để đảm bảo độ bền lâu dài khi sử dụng đúng cách.
  6. Không bị co rút: Đặc biệt khi tiếp xúc với nước hay qua thời gian dài sử dụng, vải vẫn luôn giữ được form dáng như ban đầu.
  7. Không bị nhăn: Ưu điểm ít nhăn, giúp tiết kiệm công sức và thời gian của người tiêu dùng.

Nhược điểm của vải Modal

Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng quá trình hoàn thiện vải Modal cũng có thể sử dụng ít nhiều chất hoá học khác nhau khiến một số người da nhạy cảm dễ bị dị ứng khi sử dụng. 

Hơn nữa, việc khai thác gỗ để sản xuất loại vải này cũng có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng nếu không được tái tạo đúng cách.

6. Ứng dụng của vải Modal trong cuộc sống

Vải Modal với những đặc tính độc đáo và ưu việt, nó đã được tích hợp nhiều vào trong cuộc sống hàng ngày. Điển hình như một số ứng dụng 

6.1 Trong sản xuất thời trang và may mặc

  • Quần áo thể thao: Khả năng thoáng khí, co giãn và mềm mại khiến vải trở thành lựa chọn phổ biến cho quần áo thể thao, áo polo, đồ tập gym.
  • Đồ lót và nội y: Chính sự mềm mại, thoải mái là điều mà các nhà sản xuất đồ lót, áo ngực, quần lót tin tưởng và sử dụng nhiều.
  • Áo polo và áo sơ mi: Vải thường sử dụng trong thoài trang cao cấpm tạo thành các sản phẩm áo polo, áo sơ mi sang trọng mang vẻ ngoại hình thời thượng và độc đáo.

6.2 Trong sản xuất chăn ga gối đệm

  • Chăn ga gối: Khả năng thấm hút cao, mềm mại phù hợp với các sản phẩm chăn ga gối mang lại giấc ngủ ngon cho người sử dụng.
  • Đệm và bọc gối: Đây là các sản phẩm giúp tạo sự tinh tế và sang trọng cho không gian sống.
  • Rèm cửa, bức bình phong: Với khả năng không nhăn, thoải mái nên Modal là lựa chọn phổ biến trong trang trí nội thất như các bức bình phong, rèm cửa.
  • Gối trang trí, bao gối: Cũng được sử dụng vải Modal là lựa chọn của nhiều nhà sản xuất.

7. Những điều lưu ý khi sử dụng vải Modal

  • Với những loại vải Modal có độ mềm và co giãn tốt, việc dùng nước lạnh khi giặt là một sự lựa chọn thông minh. Điều này sẽ làm hạn chế sự co lại sợi vải và không làm mất đi đặc tính tự nhiên, thoải mái của nó.
  • Trường hợp sử dụng máy giặt, việc sử dụng túi giặt giúp bảo vệ quần áo khỏi sự va chậm và hạn chế bột xà phòng bám trên bề mặt vải. Nó giúp duy trì độ mềm và chất lượng của sản phẩm
  • Không sử dụng các loại chất tẩy chứa oxy giúp bảo vệ sợi vải
  • Vải Modal có khả năng khô nhanh nên phơi ở nơi thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu dùng máy sấy, hãy sử dụng nhiệt độ thấp để giữ nguyên tính chất của vải.

8. Tìm hiểu các loại vải khác

Để hiểu về các chất liệu khác trong ngành may mặc quần áo và sản xuất. Đồng phục Á Châu đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu vải tại bảng sau:

vải iscra là gì vải viscose là gì vải coolmax là gì
vải lụa là gì vải latin là gì vải modal là gì

Trên đây là những thông tin hữu ích về vải Modal mà Đồng Phục Á Châu muốn tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin về vải Modal và những lưu ý khi sử dụng sẽ giúp bạn có được sản phẩm tốt và chất lượng nhất.

FollowĐồng Phục Á Châu
Tel: 0966.759.226
Website: https://dongphucachau.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/1546845328951565?ref=embed_page
Email: Achau.uniform2016@gmail.com