0966.759.226

Vải acrylic là gì? Vải acrylic có ưu điểm gì?

Vải từ xưa đến nay được phân loại và ứng dụng dựa trên đặc tính cấu tạo của chúng. Vải acrylic là sản phẩm của thời đại mới được kỳ vọng thay thế len với giá hợp lý.

Vậy quy trình sản xuất loại vải này thế nào và ứng dụng ra sao? Cùng Đồng Phục Á Châu tìm hiểu chi tiết nhé! 

1. Vải acrylic là gì?

Vải acrylic (Acrylic fabric) là loại sợi len nhân tạo được tổng hợp polymer từ acrylonitrile. Sợi acrylic vẫn cần đáp ứng có 85% monome acrylonitrile. Sản phẩm làm từ sợi acrylic ít thoáng khí nên thường ứng dụng làm sản phẩm giữ và cách nhiệt. 

Acrylonitrile là một sản phẩm của hóa dầu và sợi acrylic là sợi dựa trên nhiên liệu hóa thạch. Sản xuất sợi acrylic giống với sợi nylon hay polyester với nguyên liệu gốc dầu mỏ và than đá.

Sợi acrylic có thể được kết hợp với nhiều loại chất tổng hợp khác với lượng nhỏ. Phụ thuộc vào chất trộn thêm vào mà sợi acrylic có những đặc tính khác nhau. Chất trộn thêm còn giúp sợi acrylic tăng khả năng hấp thụ thuốc nhuộm.

2. Nguồn gốc và lịch sử của sợi acrylic

Giống với các loại sợi tổng hợp khác, sợi acrylic được phát minh năm 1940 bởi Dupont. Đây được xem là bước chuyển mình của Dupont vươn lên thống trị thị trường dệt may trên Thế giới. 

Dupont đã thành công với những loại vải tổng hợp trước như nylon và polyester. Cụ thể sợi nylon thay thế cho lụa và polyester thay thế cho bông. 

Tuy nhiên sợi acrylic không thực sự phổ biến cho đến sự kiện năm 1950. Dupont sau thời gian khắc phục các khó khăn đã chế tạo len bằng sợi acrylic. Từ đó lợi ích của sợi acrylic được thể hiện và ngày càng chiếm thị phần.

Mãi đến 1970, loại vải acrylic bị hạn chế vì phong trào bảo vệ môi trường. Đồng thời các thông tin về việc loại vải này tiềm ẩn độc tính gây ung thư được chứng minh. Lúc này thị trường giảm sút ở Hoa Kỳ nhưng mở rộng ở châu Á và châu Phi.

Ngày nay, các công ty Trung Quốc, Ấn Độ. Indonesia và các nước ASEAN đã nắm thị trường sợi acrylic.

3. Đặc tính của vải acrylic

3.1. Ưu điểm của vải acrylic

Với cấu trúc monome của sợi, vải acrylic có những ưu điểm vượt trội như:

– Có tính đàn hồi tốt giúp sản phẩm tránh nếp nhăn và nếp gấp.

– Có trọng lượng nhẹ nhưng giữ nhiệt tốt do liên kết chặt chẽ trong cấu trúc vải.

– Khả năng giữ màu tốt và dễ lên màu khi nhuộm đồng thời ít kén thuốc nhuộm.

– Khả năng chịu nhiệt tốt và có khả năng thoát ẩm tốt giúp sản phẩm nhanh khô.

– Khả năng chống bắt tia cực tím hiệu quả.

3.2. Nhược điểm của vải acrylic

Bên cạnh những ưu điểm trên, vải acrylic cũng tồn tại một số hạn chế:

– Khá nóng và thô dễ gây khó chịu và bí bách dưới thời tiết nóng bức.

– Dễ bị dãn sợi làm mất form ban đầu sau thời gian giặt máy.

– Có thể bị mất màu và thay đổi tính chất khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

– Ít thân thiện với môi trường do cấu trúc sợi nhựa và không thể phá hủy sinh học. Đồng thời chỉ khoảng 5% các chất ảnh hưởng môi trường được tái chế.

– Vải dễ bị xù thành những hạt xoắn trên sản phẩm gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên có thể xử lý bằng cách cắt bỏ phần xù đi.

4. Quy trình sản xuất vải acrylic

Quy trình sản xuất vải acrylic cũng tương tự với nylon và polyester. Quy trình sản xuất đảm bảo nghiêm ngặt 3 bước nhằm giữ đặc tính vải.

4.1 Tạo sợi acrylic

Bắt đầu từ việc trùng hợp gốc tự do tạo polyacrylonitrile trong dung môi DMF hay NaSCN. Polymer polyacrylonitrile có đặc tính tan mạnh trong dung môi.  

Sau phản ứng thu được một hỗn hợp dạng gel và được đưa qua máy quay sợi. Sợi gel này có thể đông tụ trong dung môi, đây là quy trình kéo sợi ướt. 

Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp kéo sợi khô, cách làm tương tự. Khi kéo sợi khô dung môi được làm bay hơi bằng khí trơ nóng. Lúc này nhiệt độ làm các sợi gel đông tụ lại. Kéo sợi khô là phương pháp thân thiện với môi trường.

4.2. Kéo sợi acrylic

Sau khi thu được sợi có thể mang đi kéo dài và kéo dãn thành những sợi dài và mỏng. Giống với các sợi tổng hợp khác, sợi cần có độ dài nhất định để dệt thành vải.

Quá trình kéo sợi acrylic làm cho sợi dài và mỏng hơn rất nhiều so với ban đầu. Từ đó tăng hiệu suất sản xuất và giảm chi phí.

4.3. Dệt thành vải acrylic

Sợi sau khi được xử lý được cuộn thành các ống sợi và vận chuyển đến khu vực dệt may. Sau đó được dệt sợi acrylic này vào quần áo, thảm hoặc những ứng dụng khác. Hoặc các ống sợi có thể bán phục vụ cho nhu cầu đan len.

Trước khi đưa vào sử dụng, sợi acrylic được nhuộm và phủ chất kháng cháy. Điều này để hạn chế tối đa nguy hiểm khi sử dụng loại vải này. 

5. Cách vệ sinh sản phẩm từ sợi acrylic

Trên thực tế, sử dụng nước lạnh hoặc nóng đều gây hại cho quần áo. Đối với sản phẩm từ vải acrylic, nước lạnh làm sợi thô cứng và giảm độ co dãn. Trong khi đó nước nóng dễ làm sợi acrylic chảy và gây hại cả sản phẩm lẫn máy giặt.

Do tính chất dễ bắt màu, cần hạn chế giặt sản phẩm acrylic với sản phẩm dễ ra màu. Nếu không sản phẩm từ acrylic sẽ hấp thụ màu của sản phẩm giặt cùng tạo những vết loang màu.

6. Ứng dụng của sợi acrylic

Hiện nay sợi acrylic được ứng dụng chính trong 3 mảng sau:

– Thời trang: Với đặc tính đàn hồi cao, thường được dùng để may trang phục thể thao. Hoặc làm áo len, găng tay… do đặc tính giữ nhiệt tốt.

– Làm phụ kiện: Acrylic có một độ bóng nhất định, thường được ứng dụng làm tóc giả.

– Nội thất: Sợi acrylic thường ứng dụng vào bọc ghế sofa, thảm, rèm… trang trí.

7. Tìm hiểu các loại vải khác trong ngành thời trang

Để hiểu về các chất liệu khác trong ngành may mặc quần áo và sản xuất. Đồng phục Á Châu đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu vải tại bảng sau:

Vải pique Vải vỏ hàu vải modal
vải iscra vải viscose vải coolmax
vải lụa vải latin Vải gió
vải nano Vải polyester vải tencel 60s
vải ren vải lanh vải kaki
vải kate vải bamboo vải satin

Trên đây là một số thông tin về vải Acrylic mà Đồng Phục Á Châu tổng hợp. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc lựa chọn vải và quần áo phù hợp với bạn, công ty, doanh nghiệp tốt nhất nhé!

FollowĐồng Phục Á Châu – Xưởng may áo & thiết kế đồng phục giá rẻ tại Hà Nội
Tel: 0966.759.226
Website: https://dongphucachau.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/1546845328951565?ref=embed_page
Email: Achau.uniform2016@gmail.com