Vải Tencel 60s là gì? Nhiều người có lẽ vẫn chưa hiểu rõ về loại vải này. Chất liệu Tencel được dệt từ sợi thân cây họ kim như cây bạch đàn, khuynh diệp,… có đặc điểm nổi bật với sự mềm mại, độ bền cao và có tính thấm hút cực tốt.
Trong bài viết này Đồng Phục Á Châu giúp bạn hiểu hơn về vải Tencel 60s.
I. Vải tencel là gì
Vải Tencel hay còn gọi là Lyocell là loại vải được dệt từ sợi Tencel được sản xuất độc quyền bởi Lenzing AG. Đặc điểm đặc trưng của loại vải này là được làm từ bột gỗ sồi giàu cellulose. Từ những năm 1970, vải Tencel đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
Quy trình sản xuất vải Tencel bắt đầu bằng việc bóc vỏ và xử lý sơ bộ gỗ sồi, nghiền thành bột giấy. Bột gỗ sau đó được kéo thành sợi. Điều độc đáo là sợi Tencel được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên và được xử lý bằng công nghệ Nano, tạo nên loại vải Tencel hoàn toàn tự nhiên, an toàn và thân thiện với làn da.
Phân loại chất liệu vải tencel
- Vải Tencel 40s là sự kết hợp của 133 sợi dọc và 72 sợi ngang trên mỗi inch vuông. Loại vải này phù hợp cho các sản phẩm quần áo hàng ngày.
- Vải Tencel 60s có số lượng sợi T300, với 300 sợi dọc và 300 sợi ngang đan xen trên mỗi inch vuông. Vải Tencel 60s được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm cao cấp như ga trải giường, vỏ gối.
- Vải Tencel 80s được dệt với 400 sợi dọc và 400 sợi ngang trên mỗi inch. Loại vải này không chỉ mềm mại, thoáng mát mà còn toát lên vẻ sang trọng, dịu dàng. Vải Tencel thập niên 80 được coi là biểu tượng của sự sang trọng và được sử dụng trong cả ngành may mặc cũng như sản xuất ga trải giường, vỏ gối cao cấp.
- Vải Tencel 100s được coi là loại vải có chất lượng cao nhất với 500 sợi dọc và 500 sợi ngang đan xen. Vải Tencel 100s vô cùng mềm mại và siêu mịn, tạo nên chất liệu sang trọng nhất cho sản phẩm.
II. Vải tencel 60s là gì
Vải Tencel 60s là chất liệu phổ biến và thường gặp trong thời trang may mặc hiện nay. Vải tencel 60s thuộc loại vải Tencel hay còn có tên gọi khác là Lyocell – một loại chất liệu sinh học và được đánh giá cao về độ an toàn và thân thiện với môi trường. Tencel được sản xuất hoàn toàn từ chất cellulose được tìm thấy trong bột gỗ của các loại cây thuộc họ nhà tre.
Vải Tencel 60s được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm cao cấp như ga trải giường, vỏ gối.
III. Nguồn gốc của vải Tencel 60s
Đầu những năm 1980, do công ty Courtaulds Fibers tại Coventry, Anh tiến hành nghiên cứu và phát triển sợi tencel.
Năm 1990, loại vải Tencel này được sản xuất rộng rãi trên khắp các nhà máy ở Mobile, nhà máy Grimsby. Tập đoàn Lenzing nắm quyền sản xuất vải Tencel vào năm 2004 và thương hiệu tencel của tập đoàn nổi tiếng trên toàn thế giới thời điểm 2013.
IV. Quy trình sản xuất vải Tencel 60s
B1: Thu hoạch vỏ gỗ của các loại cây họ kim như cây bạch đàn, khuynh diệp.
B2: Sơ chế làm sạch bụi bẩn và nghiền thành bột
B3: Bột gỗ sau khi nghiền mịn sẽ được hòa tan trong dung môi tạo thành một hỗn hợp chất lỏng
B4: Hỗn hợp chất lỏng đó được đẩy qua các lỗ nhỏ nhờ công nghệ Nano để tạo thành sợi xơ và được sấy khô.
B5: Sợi xơ sau khi kéo mỏng sẽ được đưa sang khu vực chuyên dụng và ngâm trong một chất lỏng đặc biệt khác để loại bỏ các amin oxit ra khỏi sợi vải.
B6: Sợi vải có được lúc này sẽ được làm sạch và sấy khô lần nữa để ra thành phẩm sợi vải Tencel 60s
V. Ưu và nhược điểm của vải Tencel 60s
Ưu điểm:
- Đa dạng màu sắc: Do vải tencel 60s dễ nhuộm và giữ màu tốt nên người sản xuất có thể tạo ra nhiều màu sắc đa dạng
- Khả năng thấm hút tốt: Với kết cấu các sợi mỏng nhẹ đan xen vào nhau thì khả năng thấm hút mồ hôi hay thấm nước của loại vải này là cực tốt. Mồ hôi hay độ ẩm không khí sẽ bị hút vào sợi vải, tạo nên độ thông thoáng nhất định nên khi mặc sẽ có cảm giác mát lạnh.
- Chất vải thân thiện với môi trường: trong quá trình sản xuất, vải Tencel 60s không sử dụng hóa chất hay dung môi độc hại. Đặc biệt vải Tencel 60s cũng không cần dùng thuốc tẩy, được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên tự phân hủy trong đất nên không tạo ra rác thải công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường.
- An toàn với da: Do chất liệu của vải Tencel 60s được làm từ cellulose tự nhiên được tìm thấy ở các loài cây thân gỗ tái sinh – loại cây được sử dụng phổ biến nhất là cây khuynh diệp và cây bạch đàn, nên phù hợp với mọi loại da.
- Khả năng kháng khuẩn và chống vi khuẩn tốt: Loại vải này có khả năng kháng khuẩn tốt, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như hạn chế tạo ra những mùi khó chịu.
- Độ bền cao, co dãn tốt: Vải Tencel 60s rất ít xuất hiện tình trạng co rút và bị nhàu nát sau khi giặt. Đặc biệt giặt máy sẽ không bị mất form dáng.
Nhược điểm:
Tencel 60s được xếp vào top những loại vải chất lượng và cao cấp trên thị trường. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì loại vải này cũng có một số những hạn chế nhất định. Do vải Tencel 60s có nguồn gốc từ thiên nhiên có quy trình với công nghệ sản xuất khép kín, yêu cầu khắc khe và tốn nhiều chi phí vận hành nên khi đến tay người tiêu dùng loại vải này có giá thành tương đối cao.
Hơn nữa, loại vải này cũng là một trong những mặt hàng nhập khẩu vì nhà máy sản xuất đa số ở nước ngoài. Từ những yếu tố trên, vải tencel chỉ có thể sử dụng trong những sản phẩm cao cấp, đắt tiền. Chỉ số s càng lớn thì giá thành sẽ càng cao. Đây là điều dễ hiểu bởi chỉ số s càng cao thì mật độ các sợi vải càng dày và chất lượng vải sẽ càng tốt.
VI. Ứng dụng vải Tencel 60s trong đời sống
Chăn ga gối: Giấc ngủ đối với chúng ta là vô cùng quan trọng. Vải Tencel 60s nhờ vào ưu điểm vượt trội: mềm, thoáng, an toàn với da, bền,.. đã trở thành loại vải làm chăn ga cao cấp vô cùng lý tưởng
Quần áo: Ngày nay, vải Tencel 60s được sử dụng nhiều trong sản phẩm may mặc như trang phục thể thao, thiết kế quần áo cho những ngày nóng bức do tính chất thấm hút, thoáng mát tốt. Đặc biệt là vải Tencel 60s còn được ứng dụng vào thời trang công sở: sơ mi,..
VII. Một số lưu ý nhỏ khi vệ sinh vải Tencel 60s
- Do loại vải được sản xuất từ thiên nhiên nên hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh khi giặt đồ
- Sau khi giặt sạch, nên phơi ở nơi có bóng mát, nhiều gió để vải được khô tự nhiên. Nếu trời quá mưa sẽ khiến sợi vải bị ngấm nước và nhanh mủn hay trời quá nóng sẽ làm vải Tencel 60s bị co lại.
- Nếu mưa kéo dài liên tục không thể dùng gió trời thì nên sử dụng quạt máy để làm khô vải. Không nên sử dụng máy sấy để làm khô vải, tránh trường hợp khiến vải hư hỏng.
- Bảo quản chăn ga, quần áo được làm từ loại vải này ở nơi khô thoáng, tránh để ở những nơi ẩm mốc gây hư hại cho vải.
VIII. Tìm hiểu các loại vải khác trong ngành thời trang
Để hiểu về các chất liệu khác trong ngành may mặc quần áo và sản xuất. Đồng phục Á Châu đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu vải tại bảng sau:
Vải pique là gì | Vải vỏ hàu là gì | vải modal là gì |
vải iscra là gì | vải viscose là gì | vải coolmax là gì |
vải lụa là gì | vải latin là gì | Vải gió là gì |
vải nano là gì | Vải polyester là gì |
Trên đây là một số thông tin về vải tencel 60s mà Đồng Phục Á Châu tổng hợp. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc lựa chọn vải và quần áo phù hợp với bạn, công ty, doanh nghiệp tốt nhất nhé!
Follow: Đồng Phục Á Châu – Xưởng may áo & thiết kế đồng phục giá rẻ tại Hà Nội
Tel: 0966.759.226
Website: https://dongphucachau.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/1546845328951565?ref=embed_page
Email: Achau.uniform2016@gmail.com
Bài viết liên quan