0966.759.226

Vải polyester là gì? Ứng dụng của vải polyester trong đời sống

Với tính linh hoạt và đa dạng, vải polyester không chỉ đáp ứng nhu cầu trong may mặc mà còn có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

1. Vải polyester là gì?

Vải polyester (Polyester Fabric – Tên khác: Polyethylene terephthalate, PET, microfiber) là một loại vải tổng hợp được tạo ra từ sợi polyester, một loại sợi có nguồn gốc từ ethylene, hydrocarbon có thể chiết xuất từ dầu mỏ. Quá trình sản xuất sợi polyester thường được gọi là quá trình trùng hợp, trong đó có phản ứng hoá học giữa rượu và acid, tạo ra các phần tử lớn có cấu trúc đồng đều.

Vải polyester có nhiều ưu điểm khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều ứng dụng, từ thời trang đến nội thất và đồ gia dụng. Vải polyester cũng được sử dụng nhiều trong ngành may mặc.

Các sợi vải polyester có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các loại sợi khác như cotton để tạo ra các loại vải kết hợp mang tính ưu việt.

2. Ưu nhược điểm của vải polyester

Ưu điểm:

  • Độ bền cao: Sợi polyester có độ bền cao hơn nhiều so với các loại vải tự nhiên khác. Nó không dễ rách, giãn và chịu được mài mòn. Vải cũng dễ giặt, nhanh khô và khả năng chống nấm mốc và hầu hết các hoá chất. 
  • Khả năng chống nước: Vải thường có khả năng chống nước tốt do khả năng hút ẩm kém. Điều này làm cho nó phù hợp với việc sản xuất quần áo và dụng cụ ngoài trời như lều chống mưa.
  • Khả năng chống nhăn: Vải polyester giữ phom dáng mà không cần giặt hoặc ủi thường xuyên như các loại vải tự nhiên khác. Chất lượng chống nhăn giúp vải giữ được độ cứng và hình dạng, tăng tuổi thọ sử dụng.
  • Giá thành rẻ: Do sản xuất từ dầu mỏ với quy trình đơn giản, vải polyester có chi phí thấp. Sản phẩm từ vải này thường có giá thành phải chăng, phù hợp với đa dạng đối tượng người tiêu dùng.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống nước tốt có thể làm cho vải ít thoáng khí hơn, gây cảm giác bí bách và khó chịu. Do đó, nó thường được kết hợp với các chất liệu thoáng khí như cotton.
  • Vải polyester có cảm giác thô cứng, có thể gây ngứa và khó chịu cho những người có làn da nhạy cảm.
  • Đa số polyester không tự phân huỷ sinh học, tạo ra vấn đề ô nhiễm môi trường. Các nỗ lực nghiên cứu đang được tiến hành để tạo ra polyester có khả năng phân huỷ sinh học như bông.

3. Nguồn gốc và quy trình sản xuất vải polyester

3.1 Nguồn gốc

Vào năm 1926, tiến sĩ WH Carothers ở Anh đã mở đầu cho sự xuất hiện của vải polyester bằng việc tổng hợp loại sợi mới mang tên Terylene. Một bước tiến quan trọng khác diễn ra vào năm 1941 khi các nhà hoá học người Anh John Rex Whinfield và Jame Tennant Dickson nâng cao chất lượng của vải này, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư Mỹ.

Được biết, Dupont Corporation là công ty đầu tiên phát triển sợi polyester đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại sợi này không chỉ được sử dụng trong sản xuất dù, mà còn trong vật liệu chiến tranh và các sản phẩm hỗ trợ quân sự trong Thế chiến thứ hai. Sau chiến tranh, sự thành công của Dupont đã mở ra cánh cửa thị trường rộng lớn cho sợi polyester, khiến cho nó trở nên phổ biến và phổ quát.

3.2 Quá trình sản xuất vải polyester

Bước 1: Tạo Monomer và polymer

Bắt đầu với phản ứng hoá học giữa rượu (ethylene glycol) và acid (dimethyl terephthalate) ở nhiệt độ cao để tạo ra monomer.  Monomer tiếp tục phản ứng với acid một lần nữa để tạo ra polime.

Bước 2: Quá trình tạo sợi polyester

Sợi polyester sau đó được đưa vào bồn chứa để loại bỏ bụi bẩn và tinh thể hóa ở nhiệt độ 120°C.Trước khi làm nóng chảy để tạo sợi, polyester được sấy lại ở 160°C. Sợi polyester nóng chảy được đưa qua máy bơm và phun ra để nguội tự nhiên trong không khí.

Bước 3: Tạo sợi

Sợi polyester sau đó trải qua quá trình kéo căng để tạo độ bền và dai, là bước quan trọng liên kết các sợi đơn với nhau.

Bước 4: Hoàn thiện

Các sợi được cuộn vào ống sợi lớn và chuyển đến bước dệt thành vải. Vải cuối cùng được nhuộm màu để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau.

4. Ứng dụng của vải polyester trong đời sống

Vải polyester, có đặc tính linh hoạt và những ưu điểm vượt trội đã trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của vải polyester

4.1 May Mặc:

Vải polyester là lựa chọn ưa thích trong ngành may mặc vì độ bền cao và khả năng chống nhăn ấn tượng. Được sử dụng rộng rãi để sản xuất trang phục thể thao, vải polyester thường được pha trộn với cotton để cải thiện khả năng thấm hút mồ hôi. Nó cũng được ứng dụng trong việc may các sản phẩm chống thấm nước như dù, bạt, áo mưa, hay vỏ bọc ngoài của hành lý và túi đựng tài liệu.

4.2. Công Nghiệp:

Vải polyester được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp để sản xuất vải công nghiệp, vật liệu cách điện, và đệm. Sợi polyester nổi bật với khả năng không hút ẩm, giúp vải tránh khỏi bụi bẩn và có khả năng kháng khuẩn và kháng bụi. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn ưu việt so với các loại sợi truyền thống.

4.3. Chăn Ga Gối:

Vải polyester cũng được sử dụng trong ngành sản xuất chăn, ga, gối, và đệm nhờ vào khả năng cách nhiệt hiệu quả. Trong lĩnh vực này, vải polyester thường được kết hợp với sợi cotton để cải thiện khả năng thấm hút mồ hôi và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vải polyester và ứng dụng của nó trong đời sống.

5. Tìm hiểu các loại vải khác trong ngành thời trang

Để hiểu về các chất liệu khác trong ngành may mặc quần áo và sản xuất. Đồng phục Á Châu đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu vải tại bảng sau:

Vải pique là gì Vải vỏ hàu là gì vải modal là gì
vải iscra là gì vải viscose là gì vải coolmax là gì
vải lụa là gì vải latin là gì Vải gió là gì

Trên đây là những thông tin hữu ích về vải gió là gì mà Đồng Phục Á Châu muốn tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin về chất liệu vải polyester và những lưu ý khi sử dụng sẽ giúp bạn có được sản phẩm tốt và chất lượng nhất.

FollowĐồng Phục Á Châu – Xưởng may áo & thiết kế đồng phục giá rẻ tại Hà Nội
Tel: 0966.759.226
Website: https://dongphucachau.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/1546845328951565?ref=embed_page
Email: Achau.uniform2016@gmail.com