Ngành công nghiệp thời trang ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu về sự sang trọng của con người tăng cao. Vải lụa đã trở thành một trong những nguyên liệu được ưa chuộng hàng đầu về sản phẩm thời trang trong thời gian gần đây. Cùng Đồng Phục Á Châu khám phá sâu hơn về vải lụa, nguồn gốc, đặc tính và ứng dụng đa dạng của nó.
I. Vải lụa là gì?
Vải lụa (Silk fabric) vải được làm từ sợi tơ lụa. Vải được chiết tách từ tơ lụa, là ấu trùng của loài bướm tơ (Bombyx mori). Vải được sản xuất trên quy trình chất lượng kỹ thuật cao cấp để tạo ra những sản phẩm tốt nhất.
II. Lịch sử nguồn gốc của vải lụa
Vải lụa đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Nguồn gốc của vải lụa xuất phát từ Trung Quốc cổ đại, nó được coi là sản phẩm quý giá, biểu tượng của sức sống và vẻ đẹp. Có những thông tin kể lại rằng, một người phụ nữ tên Lei Zu đã phát hiện ra tơ tămf và nghệ thuật dệt lụa vào khoảng 2700 TCN. Thường loại vải này chỉ có tầng lớp vua chúa, quý tộc mới được sử dụng. Nó là những vật phẩm biếu tặng, cống nạp cho mua chua thời đó.
Nghệ thuật dệt lụa đã lan rộng khắp Châu Á, Châu Âu và lan rộng ra toàn cầu. Đây là sản phẩm xa xỉ và độc đáo, là bước ngoặt quan trọng trong ngành thương mại của thế giới. Những người Phoenicia và Hy Lạp đã có vai trò quan trọng đưa lụa từ Trung Quốc đến thế giới phương Tây.
Đến thời kỳ Phục Hồi ở Châu Âu, việc nuôi tằm và sản xuất tằm đã trở nên phổ biến. CÁc nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha đã trở thành trung tâm lụa nổi tiếng. Sự phát triển của nghệ thuật in lụa cũng bắt đầu xuất hiện mang đến những thiết kế đa dạng hơn.
Sự phát triển ngày nay
Vải lụa luôn được đánh giá là chất lượng cho tới ngày nay. Sự phát triển của công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại đã khiến chi phí sản xuất được giảm đáng kể, vải lụa ngày càng phổ biến hơn. Đặc biệt, các nguồn vải lụa từ nhiều quốc gia đã góp phần đưa vải lụa lên cao hơn, trở thành biểu tượng của văn hoá thời trang,
Tại Việt Nam, lụa Hà Đông là cái tên khá quen thuộc và cũng là thương hiệu phổ biến khi nhắc tới chất liệu trong may mặc thời trang. Vải lụa Hà Đông nổi tiếng từ xa xưa tại làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. Lụa Hà Đông được làm từ tơ tằm, với nhiều loại khác nhau. Phổ biến như lụa vân, lụa trơn, lụa gấm với ưu điểm vượt trội và có đặc tính riêng.
III. Quy trình sản xuất vải lụa
Quy trình sản xuất vải lụa là một quy trình khá phức tạp, cần sự chăm sóc và kỹ thuật cao cấp. Để làm ra vải lụa sẽ gồm có các quy trình như sau:
Nuôi tằm và lấy tơ tằm:
Bước đầu tiên là phải chọn được giống tằm chất lượng cao, Bombyx mori là loài tằm phổ biến được sử dụng để sản xuất vải lụa. Tằm được nuôi trong môi trường kiểm soát để đảm bảo sức khoẻ và chất lượng của sợi tơ. Tằm ăn lá dâu (trồng ở những nơi sạch, không bị ô nhiễm nguồn nước). Sau khoảng 3 tuần, tằm bắt đầu nhả tơ và tạo kén.
Ươm tơ
Sau khi tằm nhả kén, người ta sẽ tiến hành ươm tơ. Đây là quá trình tách các sợi tơ từ kén tằm. Kén tằm sẽ được cho vào nồi nước nóng, điều này làm tan chảy các chất sericin giúp sợi tơ rời khỏi kén. Sợi tơ sau khi được ươm sẽ quấn lại thành cuộn.
Se sợi
Cuộn sợi tơ sau khi ươm sẽ được se thành sợi thô. Quá trình tạo ra sợi lụa là từ sợi tơ thô được cho vào máy se sợi. Máy se sợi sẽ kéo sợi tơ thành sợi lụa.
Dệt lụa
Sợi lụa sau khi se sẽ được đưa vào máy dệt để tạo thành vải lụa. Khung dệt sẽ di chuyển theo các sợi dọc và sợi ngang để tạo thành vải lụa.
Nhuộm màu vải lụa
Vải lụa sau khi dệt thường có màu trắng ngà. Đó là màu của tơ. Nếu muốn tạo ra các loại vải có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ tiến hành nhuộm màu vải lụa. Cách nhuộm cũng khá đơn giản, vải lụa sẽ được ngâm trong dung dịch thuốc nhuộm. Khi thuốc nhuộm thấm vào sợi lụa một thời gian sẽ tạo ra đúng màu sắc cho vải lụa. Ngoài ra, vải lụa cũng có thể được in hoạ tiết để tạo ra các loại hoa văn đặc sắc khác nhau.
Có thể thấy quy trình sản xuất ra vải lụa cũng rất kỳ công, phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật. Ngoài ra, loại tơ tằm là yếu tố quyết định đến chất lượng của sợi lụa. Chẳng hạn như, nếu tơ tằm từ giống tằm tốt sẽ cho độ bền cao, mềm mại và óng ánh hơn. Cách ươm tơ cũng quan trọng bởi nếu ươm không đúng cách, sợi lụa sẽ bị đứt gãy, không đều. Nếu dệ lụa không đúng thì vải lụa sẽ bị thô ráp, không mềm mại.
IV. Vì sao vải lụa lại được đánh giá cao và ưa chuộng?
Vải lụa có nhiều đặc tính nổi bật khiến nó trở thành một trong những loại vải quý phái và sang trọng nhất.
- Sự mềm mại và mịn màng: Sợi tơ tằm tạo ra vải lụa có cấu trúc mịn màng khiến nó trở dễ chịu khi tiếp xúc với da.
- Khả năng thoát ẩm tốt: Giúp cơ thể thoải mái và mát mẻ bất kỳ trong điều kiện nào.
- Đẹp sang trọng: Do cách sợi tơ lụa phản xạ ánh sáng, vải lụa thường có độ lấp lánh tự nhiên.
- Mỏng nhẹ: Trọng lượng của vải vô cùng nhẹ, dễ dàng theo form dáng của cơ thể
- Độ bền cao: Vải lụa vừa nhẹ, vừa mỏng vừa thoải mái mà lại có độ bền cao đáng kinh ngạc khiến người dùng cảm thấy tự tin sử dụng trong thời gian dài.
- Dễ chăm sóc: Do tính giữ màu sắc tốt nên vải làm tăng tính thực tế và tiện lợi cho người sử dụng…..
V. Một số loại vải lụa và xu hướng năm 2024
1. Vải lụa tơ tằm
Vải lụa tơ tằm là vải được làm chính từ các sợi tơ tằm, tự nhiên có độ bền cao, mềm mại và óng ánh. Những đặc tính ưu việt mà nó mang lại như mềm mại, mượt mà, thoáng khí, hút ẩm tốt. Đặc biệt là độ bền và ít bị phai màu theo thời gian. Đây là loại vải quý và có quà trị cao, được nhiều người yêu thích và sử dụng.
2. Vải lụa cotton
Vải lụa cotton là loại vải được dệt từ sợi cotton và sợi tơ tằm. Khả năng uốn nắn linh hoạt giúp người mặc luôn thấy dễ chịu trong mọi hoạt động hàng ngày. Vải lụa cotton là vải tự nhiên phù hợp với mọi loại da.
3. Vải lụa Twill
Vải lụa Twill là một loại vải được làm từ sợi tơ tằm theo kiểu dệt Twill. Đây là loại vải dệ theo kiểu chéo, tạo ra các đường vân chéo trên bền mặt vải. Vải Twill cũng được làm từ nhiều sợi khác nhau như len, cotton, tơ tằm,… hya các sợi tổng hợp như polyester, nylon.
Vải lụa Twill cũng mang lại cho người mặc những cảm giác như mềm mại, thấm hút mồ hôi, không gây kích ứng da, sang trọng và tinh tế. Do đó, nó được sử dụng nhiều trong việc làm ra các sản phẩm quần áo hay các phụ kiện cao cấp.
4. Vải lụa satin
Là loại vải dệt từ sợi tơ tằm theo kiểu dệt satin. Kiểu dệt này có nhiều sợi dọc nằm trên mặt vải hơn sợi ngang tạo ra bề mặt mịn bóng và có độ phản xạ ánh sáng cao. Ngoài những ưu điểm về thoáng mái, khô thoáng, bền màu thì vải còn có thể uốn nắn linh hoạt, dễ dàng cho mọi hoạt động hàng ngày.
Một số loại vải lụa satin phổ biến như: vải lụa satin bóng (dùng cho các loại váy, đầm dạ hội, áo khoác), vải lụa satin mờ (dùng cho quần áo và các phụ kiện thông thường), vải lụa satin hai mặt (dùng cho các loại váy, đầm dạ hội, áo khoác,…)
VI. Ứng dụng phổ biến của vải lụa trong đời sống
Vải lụa không chỉ làm đẹp cho thời trang mà còn ứng dụng được cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:
Về thời trang: Áo dài, váy cưới, các thiết kế haute couture cũng thường sử dụng vải lụa để tôn lên vẻ sang trọng và quý phái.
Về sản phẩm chăn ga gối đệm Vải được sử dụng máy chăn ga gối, rèm cửa, nệm để tạo sự mát mẻ, thoải mái và sang trọng.
Về đồ trang trí: Vải lụa cũng được sử dụng nhiều trong việc sản xuất đồ chơi, đồ handmade, tạo ra sự độc đáo và đẹp mắt.
Vải lụa là biểu tượng của sự tinh tế, sang trọng. Với những đặc tính nổi bật và lịch sử phát triển lâu dài, vải lụa ngày càng trở nên quý giá và có giá trị cao. Hãy xem mục đích của mình và lựa chọn sản phẩm cho phù hợp bạn nhé!
Follow: Xưởng may & in quần áo Đồng Phục Á Châu
Tel: 0966.759.226
Website: https://dongphucachau.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/1546845328951565?ref=embed_page
Email: Achau.uniform2016@gmail.com
Bài viết liên quan